Trang chủ

Tư vấn Doanh nghiệp

Làm Đẹp

Bao bì

Chăm sóc thú cưng

Máy phát điện

Tôn lợp mái

Du lịch Hải Đăng

Liên hệ

Tin Mới
Friday, 19/04/2024 |

Thủ tục nhập khẩu túi ni lông

5.0/5 (2 votes)

Hiện nay bất cứ sản phẩm nào khi cần xuất nhập khẩu đều phải thực hiện những thủ tục Hải quan. Túi ni lông cũng không ngoại lệ, khi nhập khẩu túi ni lông các bạn cũng cần phải thực hiện đầy đủ những thủ tục của nó.

 Vậy thủ tục nhập khẩu túi ni lông gồm có những gì? Thuế nhập khẩu túi ni lông là bao nhiêu? Nếu bạn đang có nhu cầu nhập khẩu túi ni lông thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Thủ tục nhập khẩu túi ni lông

1. Các thông tin liên quan về thủ tục nhập khẩu túi nilon

Túi ni lông được nhập khẩu theo loại hình là nhập khẩu nguyên liệu và nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh. 

  • Loại hình nhập khẩu nguyên liệu, vật tư: để sản xuất hoặc gia công: người nhập khẩu thực hiện kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với số lượng túi ni lông không được sử dụng hoặc sử dụng không hết nêu trên tại cơ quan hải quan. 
  • Túi ni lông được nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh: người nhập khẩu thực hiện kê khai, nộp thuế BVMT đối với số lượng túi ni lông nhập khẩu không được sử dụng hoặc sử dụng không hết nêu trên tại cơ quan thuế nơi người nhập khẩu có trụ sở chính. 

Cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đồng thời gửi kèm bản chụp hồ sơ nhập khẩu tới cơ quan thuế nơi người nhập khẩu có trụ sở chính để xử lý theo quy định. Người nhập khẩu thực hiện kê khai, nộp thuế theo tháng theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

1. 1 Mã HS túi ni lông

Mã hs code túi ni lông là một dãy số được quy định bởi bộ công thương, dùng để quản lý các nhóm ngành nghề. Đầu tiên khi thực hiện thủ tục nhập khẩu túi ni lông cần quan tâm đến mã HS của túi ni lông.

a) Mã HS túi nilon 

  • Chương 39: Plastic và các sản phẩm bằng plastic, 
  • Nhóm: 3923 Các sản phẩm dùng trong vận chuyển hoặc đóng gói hàng hóa, bằng plastic; nút, nắp, mũ van và các loại nút đậy khác, bằng plastic. Bao và túi (kể cả loại hình nón)
  • Phân nhóm: 392329 
  • 39232990: xác định thuế xuất

b) Mã HS hạt nhựa nguyên sinh

Đối với hạt nhựa nguyên sinh, việc áp mã HS không quá phức tạp (thuộc nhóm từ 39.01 đến 39.14 trong phân chương I của chương 39)

HS Code là công cụ xác định các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu để thực hiện thu thuế và các nghĩa vụ khác; thực thi luật pháp trong nước và các hiệp ước quốc tế; hỗ trợ cho việc phân tích các chiến lược vi mô và vĩ mô, đàm phán thương mại quốc tế.

1.2 Hồ sơ thủ tục nhập khẩu túi ni lông

Khi làm thủ tục nhập khẩu túi nilon, các bạn cần thực hiện những thủ tục hồ sơ sau:

a) Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ pháp lý: Hồ sơ liên quan đến việc làm thủ tục bao gồm:

  • Bộ chứng từ:

- Hợp đồng thương mại (Commercial Contract)

- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

- Phiếu đóng gói (Packing list)

- Vận tải đơn (Bill of Lading)

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( Certificate of Origin) nếu có

- Tờ khai hải quan

  • Hồ sơ đi kèm:

- Xin Giấy phép nhập khẩu:  Đối với mặt hàng này, các doanh nghiệp xin giấy phép nhập khẩu liên quan đến mặt hàng tại Bộ Tài Nguyên và Môi trường.

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận: Gồm 01 bản chính

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế: Gồm 01 bản sao có xác nhận và chứng thực.

- Một trong các hồ sơ sau: Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy xác nhận hoặc Thông báo chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt hoặc Giấy xác nhận Đề án bảo vệ môi trường: Gồm 01 bản sao có xác nhận và chứng thực.

- Kết quả giám sát chất lượng môi trường của cơ sở sản xuất trong vòng 06 tháng tính đến ngày đề nghị cấp Giấy chứng nhận: Gồm 01 bản sao có xác nhận và chứng thực.

Bước 2: Nộp hồ sơ và làm thủ tục hải quan nhập 

Căn cứ vào các thông tin trên bộ chứng từ, lập tờ khai hải quan theo mẫu và phụ lục tờ khai (nếu có).

Hiện nay, có 2 hình thức kê khai là kê khai trên giấy và kê khai điện tử.

Sau khi hoàn thành thì nộp cho cơ quan hải quan để đăng ký tờ khai hải quan. Sau đó, sẽ phân luồng tờ khai để kiểm tra thực tế lô hàng theo mức độ. Doanh nghiệp sẽ nộp các khoản phí và lệ phí liên quan để hoàn thành việc thông quan hàng hoá nhập khẩu.

Bước 3: Sau khi thông quan thì liên hệ với bên vận tải kéo hàng về kho hàng.

2. Thuế nhập khẩu túi ni lông như thế nào?

Thuế nhập khẩu túi ni lông bao nhiều? Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Chính phủ thì: 

Túi ni lông (túi nhựa xốp) thuộc diện chịu thuế là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylen resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin).

Các loại bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi nilon đáp ứng tiêu chí thân thiện môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì không cần chịu thuế.

Nếu nhập khẩu túi nilon theo diện chịu thuế thì doanh nghiệp phải đóng thuế với mức như sau:

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%     
  • Thuế nhập khẩu thông thường: 22.5%       
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi :15%

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải đóng thêm mức thuế bảo vệ môi trường. Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ 1/1/2012 trong đó quy định về thuế môi trường của túi nilon mức thu từ 30.000đ - 50.000đ/kg. 

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề Thủ tục nhập khẩu túi ni lông và thuế nhập khẩu túi nilon. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích.

>> Quý khách xem thêm dịch vụ in túi ni lông tại TPHCM

TIN TỨC LIÊN QUAN