Trang chủ

Tư vấn Doanh nghiệp

Du lịch Hải Đăng

Chăm sóc thú cưng

Máy phát điện

Tôn lợp mái

Tin tổng hợp

Liên hệ

Đăng tin

Tin Mới
Thursday, 05/12/2024 |

Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại TPHCM - Tân Thành Thịnh

5.0/5 (1 votes)

Tư vấn doanh nghiệp được thực hiện bởi các đơn vị công ty tư vấn am hiểu về luật phát, luật doanh nghiệp, luật kế toán. Hoạt động tư vấn doanh nghiệp là giải pháp giúp giải đáp toàn bộ những vấn đề pháp lý như: hồ sơ, thủ tục, các quy định ngành nghề, đặt tên, vốn điều lệ…. khi thành lập công ty để giúp đảm bảo mọi quyền lợi và nghĩa vụ doanh nghiệp.

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp được các cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn để đồng hành không chỉ trong dịch vụ thành lập công ty mà còn các vấn đề tài chính, kế toán, các dịch vụ liên quan để giúp doanh nghiệp ổn định, giảm thiểu mọi rủi ro và phát triển vững mạnh.

1. Doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động mua bán, trao đổi, giao dịch…. trên thị trường nhằm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và xã hội.

Doanh nghiệp được thành lập phần lớn là để thực hiện mục tiêu kinh doanh và đem lại lợi nhuận. Doanh nghiệp có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

1.1 Lợi ích của việc thành lập doanh nghiệp

Việc thành lập doanh nghiệp không chỉ mang lại những lợi ích cho chủ doanh nghiệp, cho các thành viên trong công ty mà còn mang lại những lợi ích cho xã hội, cụ thể:

a) Đối với chủ doanh nghiệp

Đối với chủ doanh nghiệp, việc thành lập doanh nghiệp mang lại những giá trị to lớn như sau:

  • Hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, thõa mãn mục đích, ước mơ xây dựng sự nghiệp bằng con đường khởi nghiệp.
  • Thành lập doanh nghiệp với đầy đủ tư cách pháp nhân sẽ được nhà nước bảo vệ quyền lợi, an tâm hoạt động kinh doanh.
  • Tự do quản lý, điều hành và phát triển công ty theo những định hướng, kế hoạch và mục tiêu đề ra.
  • Việc thành lập doanh nghiệp mang đến sự uy tín và tin tưởng với khách hàng, đối tác hơn, đồng thời dễ dàng kêu gọi vốn, và việc góp vốn được cơ quan nhà nước chứng nhận, mỗi thành viên góp vốn được bảo vệ quyền lợi.
  • Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của chủ doanh nghiệp. Mang lại lợi nhuận và tự do tài chính khi hoạt động kinh doanh phát triển tốt.

b) Đối với nhà nước

Nhà nước là cơ quan quản lý doanh nghiệp, khi thành lập doanh nghiệp sẽ mang lại những lợi ích cho nhà nước như sau:

  • Mỗi doanh nghiệp là cầu nối cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nhà nước thông qua tình hình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có những chính sách và điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển chung của nền kinh tế.
  • Doanh nghiệp phải đóng thuế, giúp bổ sung nguồn thu cho nhà nước.

c) Đối với xã hội

Việc thành lập doanh nghiệp đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội tại nơi đặt trụ sở kinh doanh, cụ thể là:

  • Doanh nghiệp là một yếu tố không thể thiếu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
  • Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho người dân với mức giá phù hợp nhất.
  • Giúp giải quyết nhu cầu việc làm cho xã hội.
  • Tạo sự cạnh tranh để giúp đưa chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng tốt hơn và giúp giảm giá thành.
  • Tạo ra được nhiều sản phẩm mới, tốt giúp đáp ứng cuộc sống của xã hội.

1.2 Quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp

Để thành lập được doanh nghiệp đúng theo quy định của pháp luật và hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp thì doanh nghiệp cần phải tuân thủ những quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 7,8 – Luật Doanh Nghiệp 2020 như sau:

a) Quyền lợi của doanh nghiệp

Căn cứ Điều 7, Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định về quyền của doanh nghiệp như sau:

  • Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
  • Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
  • Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
  • Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
  • Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
  • Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
  • Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
  • Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
  • Quyền khác theo quy định của pháp luật.

b) Nghĩa vụ của doanh nghiệp

Điều 8, Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp như sau:

  • Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
  • Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
  • Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
  • Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

1.3 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Với bất kỳ một doanh nghiệp nào được thành lập đều có những cam kết trách nhiệm đối với xã hội để góp phần vào sự phát triển chung của địa phương, và đất nước.

a) Trách nhiệm xã hội là gì?

Trách nhiệm xã hội là các cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội.

Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội.

b) Các yếu tố đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Các hoạt động, chương trình giúp đỡ các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai... là các hoạt động xã hội và là một phần trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đánh giá dựa vào 4 yếu tố quan trọng: kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng bác ái

  • Kinh tế: doanh nghiệp sản xuất và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ chất lượng, an toàn mà xã hội cần, đáp ứng nhu cầu sử dụng, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của xã hội. Đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thêm phúc lợi cho xã hội.
  • Pháp lý: thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý, pháp luật, điều điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh: (1) Điều tiết cạnh tranh, (2) Bảo vệ người tiêu dùng, (3) Bảo vệ môi trường, (4) An toàn và bình đẳng, (5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
  • Đạo đức: là những hành vi, quyết định đúng, công bằng, vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt. Những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật.
  • Lòng bác ái: Là những chia sẻ, là tinh thần giúp đỡ, là những hoạt động xã hội của doanh nghiệp góp phần phát triển xã hội.

2. Các nội dung cần được tư vấn thành lập doanh nghiệp mới

Để việc thành lập doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và đúng quy định, đồng thời hạn chế những thủ tục thay đổi về sau, doanh nghiệp cần tìm hiểu những thông tin quan trọng trước khi thành lập công ty dưới đây. Trường hợp nếu bạn chưa có kinh nghiệp trong các vấn đề trên cần liên hệ dịch vụ tư vấn thành lập công ty để hỗ trợ.

2.1 Cách chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh là nội dung được Phòng đăng ký kinh doanh xác nhận khi thực hiện thủ tục thành lập công ty. Ngành nghề kinh doanh sẽ được ghi trên giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.

Về nguyên tắc, pháp luật cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Trong một số trường hợp đặc biệt pháp luật có quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh của doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu của điều kiện đó.

Các điều kiện về ngành nghề kinh doanh có điều kiện thường là: vốn pháp định hoặc giấp phép ngành nghề. Ví dụ để được thành lập công ty dịch vụ kế toán phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán. Hoặc thành lập công ty kinh doanh bất động sản thì doanh nghiệp phải có tối thiểu vốn pháp định là 6 tỷ.

Vậy cách lựa chọn ngành nghề kinh doanh khi đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp cần lưu ý và xác định những vấn đề sau:

  • Lựa chọn những ngành nghề kinh pháp luật cho phép hoạt động.
  • Xác định ngành nghề kinh doanh chính, mã ngành của ngành nghề kinh doanh để đăng ký thành lập công ty và xác định các vấn đề về đóng thuế sau này của doanh nghiệp.
  • Xác định những điều kiện khi thành lập công ty của ngành nghề kinh doanh tương ứng: điều kiện vốn pháp định và điều kiện bằng cấp, chứng chỉ.

Lưu ý: Khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp cần chú ý về sự phù hợp với tiêu chí, mục tiêu và khả năng hiện có của doanh nghiệp để thu hút đầu tư cũng như hoạt động kinh doanh được tiến hành hiệu quả hơn.

>> Các bạn xem thêm mã ngành nghề kinh doanh

2.2 Cách chọn loại hình doanh nghiệp

Hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến là: hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty tnhh (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), công ty cổ phần và công ty hợp doanh. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những ưu và nhược điểm riêng.

Với kinh nghiệm hơn 17 năm tư vấn thành lập công ty, Tân Thành Thịnh xin chia sẻ đến quý khách hàng các tiêu chí lựa chọn loại hình doanh nghiệp như sau:

a) Tiêu chí về số lượng thành viên khi thành lập

  • Hộ kinh doanh cá thể: dành cho những cá nhân, tổ chức từ dưới 10 người trở xuống
  • Doanh nghiệp tư nhân: cá nhân hoặc tổ chức làm chủ doanh nghiệp
  • Công ty TNHH: có 2 loại hình công ty tnhh là công ty tnhh 1 thành viên và công ty tnhh 2 thành viên. Đặc điểm chung của loại hình này là dành cho những cá nhân, tổ chức từ dưới 50 người trở xuống.
  • Công ty cổ phần: số lượng cổ đông tối thiểu phải từ 3 người trở lên và không giới hạn số người tối đa.
  • Công ty hợp danh: ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung công ty.

b) Tiêu chí về tư cách pháp nhân, trách nhiệm về tài sản của chủ sở hữu

  • Hộ kinh doanh cá thể: không có tư cách pháp nhân, chủ hộ kinh doanh chịu toàn bộ trách nhiệm về tài sản doanh nghiệp. 
  • Doanh nghiệp tư nhân: không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Công ty TNHH: có đầy đủ tư cách pháp nhân, chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Công ty cổ phần: có tư cách pháp nhân, cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  • Công ty hợp danh: có tư cách pháp nhân, các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.

c) Tiêu chí khả năng chuyển nhượng và huy động vốn

  • Hộ kinh doanh cá thể: tự đầu tư vốn thêm hoặc huy động vốn với tư cách cá nhân.
  • Doanh nghiệp tư nhân: tự đầu tư vốn thêm hoặc huy động vốn với tư cách cá nhân.
  • Công ty TNHH: Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn được phép chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác của công ty. Công ty TNHH 1 thành viên có thể huy động vốn bằng cách tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc thêm vốn góp của người khác. Công ty tnhh 2 thành viên huy động vốn bằng cách tăng vốn điều lệ hoặc phát hành trái phiếu. 
  • Công ty cổ phần: Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh Nghiệp 2020. Khả năng huy động vốn lĩnh hoạt, tốt nhất trong những doanh hình doanh nghiệp hiện nay. Có 2 cách huy động vốn công ty cổ phần là chào bán cổ phần hoặc phát hành trái phiếu.
  • Công ty hợp danh: Thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình nếu được tất cả các thành viên hợp danh khác đồng ý. Công ty hợp danh có thể huy động vốn bằng cách vay tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước, vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, liên doanh, liên kết với các cá nhân, tổ chức khác hoặc thêm thành viên để tăng số vốn điều lệ của công ty….

d) Tiêu chí cơ cấu tổ chức, cách thức quản trị

  • Hộ kinh doanh cá thể: Quy mô doanh nghiệp nhỏ, chủ hộ kinh doanh toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm với các hoạt động kinh doanh.
  • Doanh nghiệp tư nhân: quy mô nhỏ, chủ doanh nghiệp tư nhân cũng toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Công ty TNHH: Công ty tnhh có từ hai thành viên trở lên có hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc, tổng giám đốc. Công ty tnhh có từ 11 thành viên trở lên phải có ban kiểm soát.
  • Công ty cổ phần: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần gồm có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.
  • Công ty hợp danh: Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh phụ thuộc nhiều vào sự thỏa thuận của các thành viên hợp danh. Mô hình tổ chức quản lý của công ty hợp danh bao gồm: Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc (tổng giám đốc). -Hội đồng thành viên là cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty hợp danh.

e) Tiêu chí điều kiện ngành nghề kinh doanh

Đối với những ngành nghề kinh doanh có tính cạnh tranh cao, yêu cầu hồ sơ năng lực và cần tạo sự uy tín đối với khách hàng, đối tác thì loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân thường được ưu tiên lựa chọn. 

Ngược lại đối với mô hình kinh doanh nhỏ, không có yêu cầu về ngành nghề kinh doanh hoàn toàn có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp nhỏ, đơn giản như hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân.

f) Tiêu chí nguồn lực tài chính

Nếu cá nhân, tổ chức có nguồn lực tài chính mạnh, có kế hoạch phát triển ngành nghề kinh doanh lớn thì hoàn toàn có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp như công ty tnhh, công ty cổ phần. Và ngược lại, nguồn vốn nhỏ, kinh doanh nhỏ lẻ thì chỉ cần đáp ứng tiêu chí pháp lý kinh doanh với mô hình hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp tư nhân.

g) Tiêu chí thủ tục pháp lý, chi phí thành lập

Thủ tục pháp lý đơn giản, chi phí thấp là yếu tố cuối cùng để lựa chọn loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên đây là một trong những yếu tố rất nhỏ. Hơn thế, ngày nay việc thành lập công ty cũng đơn giản hóa, các thủ tục pháp lý được hỗ trợ tối đa và chi phí thành lập công ty cực thấp.

2.3 Cách đặt tên công ty

Tên công ty sẽ định hình thương hiệu doanh nghiệp, giúp khách hàng nhận diện được những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đồng thời cũng thể hiện được những giá trị riêng mà bạn muốn xây dựng cho công ty. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng

Vì thế nên cân nhắc lựa chọn cách đặt tên công ty cho hay, ý nghĩa và đặc biệt phải đúng quy định của pháp luật để tránh việc thay đổi tên công ty sẽ gây cho công ty những trở ngại nhất định khi thương hiệu bị thay đổi.

Các quy định về việc đặt tên công ty hiện nay là cần lưu ý:

  • Tên công ty đòi hỏi phải đảm bảo thuần phong mỹ tục của Việt Nam, có các tên bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tên viết tắt tiện cho việc giao dịch.
  • Tên tiếng việt công ty bao gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
  • Đặt tên công ty cần đơn giản dễ nhớ, biết cung cấp sản phẩm, dịch vụ gì.
  • Tên công ty phải tránh gây nhầm lẫn, tránh trùng lặp với đơn vị khác để không ảnh hưởng đến việc kinh doanh hay quản lý của cơ quan nhà nước.
  • Không được đặt theo tên các cơ quan có thẩm quyền, đơn vị nhà nước.
  • ….

2.4 Cách chọn vốn điều lệ khi thành lập công ty

Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn? Đây là câu hỏi được rất nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm. Căn cứ theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, pháp luật không quy định mức vốn cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung (trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vốn thành lập công ty tối thiểu bằng với vốn pháp định quy định của ngành nghề)

Do đó, tùy vào khả năng kinh tế của thành viên công ty, tùy mục đích hoạt động của công ty mà vốn điều lệ được quyết định cụ thể. Bạn có thể xác định mức vốn điều lệ dựa vào các tiêu chí sau đây:

  • Ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay tự do.
  • Khả năng tài chính của các thành viên góp vốn.
  • Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty.
  • Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập như thuế môn bài, các loại thuế khác,….
  • Năng lực công ty, uy tín công ty khi tham gia các dự án ký kết với đối tác

2.5 Cách chọn người đại diện theo pháp luật

Người đại diện pháp luật thường là người đứng đầu công ty và là người thay mặt công ty chịu trách nhiệm pháp lý thông qua từng hoạt động kinh doanh của pháp luật. Bên cạnh đó người đại diện pháp luật phải có kinh nghiệm, năng lực để vận hành và dẫn dắt công ty phát triển vững mạnh. 

Do đó vai trò của người đại diện theo pháp luật cực kỳ quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Là “kim chỉ nam” cho đường hướng phát triển của mỗi công ty. Vậy khi chọn người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau đây:

  • Từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Không vi phạm pháp luật
  • Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.
  • Không bị treo mã số thuế trên dữ liệu quản lý thuế và quản lý doanh nghiệp.
  • Người đại diện không nhất thiết phải là người góp vốn tại Công ty.
  • Có kinh nghiệm, năng lực quản lý và vận hành doanh nghiệp.

2.6 Yếu tố về trình độ người đại diện theo pháp luật

Các chức danh của người đại diện theo pháp luật bao gồm: Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc, và các chức danh quản lý khác được quy định trong điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phát triển của công ty.

Hiện nay, pháp luật không quy định trình độ của người đại diện pháp luật một cách cụ thể (trừ những điều kiện về bằng cấp, chứng chỉ hành nghề của người đại diện khi thành lập công ty với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện), chỉ cần đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không vi phạm pháp luật là hoàn toàn có thể thành lập công ty.

Tuy nhiên, để đảm bảo vận hành doanh nghiệp ổn định, phát triển bền vững thì đòi hỏi người đại diện pháp luật phải sở hữu nhiều mảng kiến thức rộng về kinh tế, nhân sự, quản trị, tài chính,….để điều hành doanh nghiệp. 

Vì thế trình độ và khả năng học hỏi, trau dồi để không ngừng để nâng cao giá trị của mình là yếu tố bắt buộc mỗi nhà quản trị, người đại diện theo pháp luật phải thực hiện.

>> Các bạn xem thêm thành lập công ty có cần bằng cấp không?

3. Các nhân tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp

Môi trường bên trong của doanh nghiệp là việc nghiên cứu các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp nhằm xác định những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp

4.1. Hoạt động Marketing

Marketing là yếu tố quan trọng giúp đưa doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Các chính sách marketing của doanh nghiệp với 4 vấn đề: sản phẩm, vấn đề định giá, vấn đề phân phối và các hoạt động xúc tiến thương mại. 

4.2. Hoạt động tài chính, kế toán

Hoạt động này giúp các nhà quản lý cũng như đối tượng bên ngoài cần quan tâm đến doanh nghiệp biết được tình trạng doanh nghiệp. Do đó, bộ phận này cần phải phản ánh đúng và trung thực thông tin tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính, bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh cũng phải được tính toán đầy đủ, chính xác để phục vụ kịp thời cho việc ra quyết định của các đối tượng liên quan.

4.3 Hoạt động sản xuất

Đây là hoạt động biến đổi các yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo ra giá trị sử dụng cho khách hàng. Để đảm bảo hoạt động này vận hành tốt, doanh nghiệp cần kiểm soát được các vấn đề về năng lực sản xuất, thời gian sản xuất và chất lượng sản phẩm tạo ra.

4.5 Nguồn nhân lực

Đội ngũ nhân lực là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 

Vấn đề quan trọng và tác động thường xuyên đến đội ngũ nhân viên chính là những chính sách sử dụng, quản lý lao động của doanh nghiệp. Nó bao gồm các chính sách về tuyển dụng, đào tạo, lương, thưởng và đánh giá thành tích.

Vì vậy doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau để có những hướng đi đúng với thị trường trong từng thời điểm và giai đoạn cụ thể.

5. Công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín tại tphcm. Với hơn 17 năm hoạt động và phát triển, Tân Thành Thịnh đã và đang hỗ trợ hơn 20.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước về các vấn đề tư vấn pháp lý, thành lập công ty, kế toán, thuế….

Đến với Tân Thành Thịnh, mọi vấn đề khó khăn về pháp lý của doanh nghiệp sẽ được tháo gỡ, giúp hạn chế mọi rủi ro và doanh nghiệp hoàn toàn an tâm trong việc tập trung kinh doanh và phát triển.

Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh là giải pháp phù hợp cho mọi doanh nghiệp hiện nay, nếu bạn đang tìm kiếm một công ty tư vấn luật doanh nghiệp uy tín tại tphcm thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

5.1 Lợi ích khi sử dụng dịch vụ tại Tân Thành Thịnh

  • Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, có năng lực xử lý vấn đề nhanh, chính xác, đặc biệt là những vấn đề khó.
  • Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Thực hiện đúng quy định pháp luật. Giảm thiểu mọi rủi ro cho doanh nghiệp.
  • Chịu trách nhiệm 100% trước pháp luật với những công việc Tân Thành Thịnh thực hiện.
  • Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp xử lý mọi vấn đề phát sinh.
  • Đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước khi có nhu cầu.

5.2 Cam kết dịch vụ

Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp, Tân Thành Thịnh cam kết:

  • Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ tại chúng tôi.
  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

Trên đây là bài viết về tư vấn doanh nghiệp, hi vọng với những chia sẻ trên sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề trên hoặc doanh nghiệp đang tìm kiếm một công ty dịch vụ tư vấn doanh nghiệp thì vui lòng liên hệ qua hotline 0909 54 8888 để được tư vấn cụ thể và trực tiếp nhé. 

>> Các bạn xem thêm nên thành lập công ty tnhh hay công ty cổ phần

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com